Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023

Published tháng 9 25, 2023 by Chibi with 0 comment

Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn) ngắn gọn, xúc tích nhất

Bài văn mẫu Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây dưới đây sẽ giúp các em có những cảm nhận chân thực, cụ thể về vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn được bộc lộ qua cuộc giao chiến với Mtao Mxây và trong giây phút chiến thắng trở về.

Đề bài: Anh/chị hãy trình bày Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)

cam nhan ve ve dep cua dam san trong doan trich chien thang mtao mxay

Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)


I. Dàn ý Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây

1. Dàn ý số 1:
1.1. Mở bài

- Giới thiệu về đoạn trích, nhân vật Đăm Săn.
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích.


1.2. Thân bài

- Những nét khái quát:
+ Sử thi và người anh hùng sử thi: Sử thi còn gọi là anh hùng ca, là thể loại tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử của các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. Về kết cấu, sử thi là một câu chuyện được kể lại có đầu có đuôi với quy mô lớn. Các nhân vật chính của sử thi là những anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác thường.
+ Vị trí đoạn trích và nội dung chính đoạn trích: Kể về việc Đăm Săn đánh nhau với Mtao Mxây để cứu Hơ Nhị. Qua đoạn trích này vẻ đẹp về sức mạnh và nhân cách của Đăm Săn được bộc lộ rõ nét.
- Phân tích nhân vật người anh hùng Đăm Săn:
+ Vẻ đẹp hào hùng của Đăm Săn khi đến nhà Mtao Mxây.
+ Vẻ đẹp nổi bật khi so sánh với Mtao Mxây và khi Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.
+ Vẻ đẹp của Đăm săn trong cảnh ăn mừng chiến thắng.

- Nhận xét
+ Vẻ đẹp bên ngoài: Giọng nói, hình dáng, trang phục. Sức mạnh ghê gớm, uy quyền và sự giàu có của một tộc trưởng, sự phồn vinh của một buôn làng (cách tác giả dân gian tả Đăm Săn mang dáng dấp, hình ảnh của một vị thần).
+ Nhân cách và lí tưởng: Đăm Săn là kết tinh của vẻ đẹp, ý chí, khát vọng của cả cộng đồng.
+ Đăm săn là người có sức mạnh phi thường, trọng danh dự, sống và chiến đấu cho lí tưởng một cách quả cảm anh dũng, bảo vệ hạnh phúc gia đình gắn với bảo vệ sự bình yên của thị tộc. Chàng là người anh hùng tiêu biểu được xây dựng dựa trên những thủ pháp nghệ thuật của sử thi và là hiện thân của khát vọng, danh dự, nhân phẩm của bộ tộc.


1.3. Kết bài

- Nêu nhận xét, đánh giá về người anh hùng sử thi Đăm săn
- Mở rộng vấn đề bằng cảm nghĩ của cá nhân về những điều mà các em tâm đắc về nhân vật này

2. Dàn ý số 2:

2.1. Mở bài: 

- Khái quát về sử thi Đăm Săn và đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”. 

- Nhận xét chung về vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích: 

2.2. Thân bài: 

a, Khái quát chung: 

- Hình tượng người anh hùng trong sử thi: 

+ Là đại diện cho toàn thể cộng đồng. 

+ Thường mang tầm vóc lớn, ngoại hình đẹp, nhiều phẩm chất đáng quý theo quan điểm thẩm mĩ và chuẩn mực đạo đức riêng của từng cộng đồng. 

+ Mang trí tuệ hơn người và sức mạnh thể chất vượt trội để lập nên nhiều chiến công lừng lẫy, phi thường.

+ Mang ý nghĩa biểu tượng lớn lao, thể hiện khát vọng, ước mơ cao cả của cộng đồng. 

- Hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên:

+ Chiến đấu để bảo vệ sự bình yên, mang đến sự giàu có, thịnh vượng cho buôn làng. 

+ Có sức mạnh và lòng can đảm. 

=> Tất cả hội tụ trong hình tượng Đăm Săn. 

b, Vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn: 

* Vẻ đẹp ngoại hình:

- “Ngực quấn chéo một tấm mền chiền, mình khoác tấm áo chiến, sát bên nghênh ngang đủ giáo gươm”.

- “Đôi mắt linh lợi như mắt chim ghếch ăn hoa tre”.

- “bắp chân to bằng xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ”.

- “hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy”.

=> Biện pháp so sánh và nói quá.

=> Từ vẻ bề ngoài đã cho thấy sự phi thường, mạnh mẽ khác người -> Khẳng định sức mạnh cường tráng của chàng Đăm Săn. 

* Vẻ đẹp sức mạnh:

- Nhường Mtao Mxây ra đòn trước -> Tự tin vào tài năng của bản thân.

- Thản nhiên, không chút sợ hãi khi nhìn Mtao Mxây múa khiên.

- Sức mạnh của Đăm Săn:

+ “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”.

+ “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.

+ “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”.

+ “Khi chàng múa chạy nước kiệu, ba quả núi lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

=> Tài năng vượt trội, sức mạnh phi thường.

- Nghệ thuật: Điệp cấu trúc, so sánh, sử dụng động từ mạnh, phóng đại, yếu tố kì ảo.

=> Ca ngợi tài năng, sức mạnh của Đăm Săn. 

* Vẻ đẹp nhân cách và lí tưởng: 

- Khi nghe tin Hơ Nhị bị bắt, chàng lập tức đến cứu nàng -> Người chồng yêu vợ.

- Đăm Săn đến tận nhà của Mtao Mxây khiêu chiến, không lừa đánh kẻ thù lúc họ chưa sẵn sàng giao chiến -> Thái độ chủ động, đàng hoàng, có tinh thần thượng võ, không sợ kẻ thù lớn mạnh. 

- Hành động Hơ Nhị ném trầu cho Đăm Săn và chàng được ông trời giúp đỡ -> Chứng minh Đăm Săn là người được dân làng và ông trời lựa chọn để chiến thắng Mtao Mxây. 

- Sau khi đánh bại Mtao Mxây, Đăm Săn quay lại nói với tôi tớ của hắn “Các ngươi có đi với ta không?” -> Thể hiện sự tôn trọng, thiện chí của chàng -> Yêu thương con người, không phân biệt bạn thù. 

c, Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật: 

- Hình tượng người anh hùng mang đậm chất sử thi, có sức mạnh sánh ngang được với thần linh. 

- Nhân vật được khắc họa qua nhiều khía cạnh: lời nói, suy nghĩ, hành động,...

- Các yếu tố hư cấu, kì ảo được sử dụng linh hoạt, hiệu quả. 

- Các biện pháp tu từ đan xen: so sánh, nói quá, điệp cấu trúc,...

2.3. Kết bài: 

- Khẳng định lại vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn. 

- Liên hệ mở rộng. 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
 

1. Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, mẫu số 1

Sử thi là thể loại văn học không quá xa lạ đối với con người ngày nay. Qua đây, ta được thấy nét đẹp truyền thống của nhiều nền văn hóa khác nhau cũng như hình tượng lớn lao của những người anh hùng. Một trong số đó phải kể đến “Sử thi Đăm Săn” của đồng bào Tây Nguyên. Vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn, đặc biệt là qua trận chiến với Mtao Mxây, đã để lại rất nhiều ấn tượng cho độc giả. 

Nhắc đến hình tượng người anh hùng trong sử thi, ta sẽ nghĩ ngay đến những con người đẹp đẽ với trí thông minh cùng sức mạnh thể chất vượt trội. Họ đại diện cho cái thiện để chiến đấu chống lại cái ác, mang đến công lí, sự bình yên cho dân chúng. Tương tự với “Sử thi Đăm Săn”, hình tượng người anh hùng Đăm Săn cũng bao gồm vẻ đẹp ngoại hình, sức mạnh cùng lí tưởng cao đẹp. 

Về ngoại hình, Đăm Săn được miêu tả với hàng loạt các chi tiết như “Đôi mắt linh lợi như mắt chim ghếch ăn hoa tre”, “bắp chân to bằng xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ”, “hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy”,... Biện pháp so sánh và nói quá khiến hình ảnh người anh hùng hiện lên vừa cao lớn, khỏe mạnh, vừa mang tầm vóc tựa như đấng thánh thần. Đăm Săn là người đứng đầu một bộ tộc, đại diện cho sức mạnh của cả bộ tộc đó. Vậy nên vẻ đẹp ngoại hình của chàng cũng phải vượt trội

Bên cạnh vẻ đẹp bề ngoài hơn người, Đăm Săn còn mang sức mạnh hơn người. Đối diện với Mtao Mxây, chàng không những không sợ hãi mà còn nhường cho đối thủ đi trước. Chứng kiến màn múa khiên của đối thủ, Đăm Săn bình thản chẳng chút dao động. Chàng phô diễn sức mạnh của mình trong trận đấu, khiến cho Mtao Mxây kinh hồn. Nào là “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”. Rồi thì “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”, “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”, “Khi chàng múa chạy nước kiệu, ba quả núi lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”,... Hàng loạt chi tiết được liệt kê ra đã cho người đọc thấy rõ về sự phi thường của chàng Đăm Săn. 

Không chỉ có vậy, người anh hùng Đăm Săn còn nổi bật lên với vẻ đẹp của nhân cách và lí tưởng cao cả. Biết tin vợ bị bắt, chàng tức tốc đi giải cứu. Một phần đó là vì tình yêu dành cho người vợ, phần khác là để bảo toàn danh dự, lòng tự tôn của chính mình cũng như của buôn làng. Chàng chủ động đến tận nhà Mtao Mxây để khiêu chiến, khảng khái thách thức một kẻ thù lớn mạnh. Sau khi thắng trận, chàng cũng thiện chí mà quay lại hỏi tôi tớ của Mtao Mxây xem có muốn đi cùng mình không. Đó chính là tấm lòng cao thượng, vị tha đáng quý của một đấng nam nhi, một bậc anh hùng. 

Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” đã không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn có nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc. Hình tượng người anh hùng mang đậm chất sử thi đã được người người dân dựng nên, thể hiện khát vọng sánh ngang với thần linh của nhân dân khi xưa. Việc khắc họa nhân vật ở mọi khía cạnh như lời nói, suy nghĩ, hành động,... càng khiến người anh hùng Đăm Săn hiện lên rõ nét và chân thực hơn. Bên cạnh đó, nhân dân ta cũng đan cài, gửi gắm nhiều chi tiết hư cấu, kì ảo. Đồng thời, kết hợp linh hoạt các biện pháp tu từ như so sánh, nói quá,... Điều này vừa khiến nhân vật trở nên gần gũi, vừa tăng được sức hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm. 

Tựu chung lại, có thể khẳng định người anh hùng Đăm Săn trong sử thi Ê-đê mang vẻ đẹp và sức mạnh không thua kém gì các vị thần trong sử thi Hy Lạp, La Mã cổ đại. Với hình tượng nhân vật mạnh mẽ, tài ba này, ta lại càng thấy rõ hơn tài năng, sức sáng tạo cũng như những ước mơ đẹp đẽ, cao cả của đồng bào Tây Nguyên khi xưa. 

2. Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn) - mẫu số 2: 

“Sử thi Đăm Săn” là một tác phẩm văn học dân gian cực kì đồ sộ của người đồng bào Ê-đê, kể về cuộc đời và những chiến công của người anh hùng Đăm Săn. Qua đó, độc giả đã thấy được vẻ đẹp lí tưởng mà nhân dân ta hướng đến, thể hiện qua hình tượng nhân vật chính. 

Trong những sử thi thế giới như “I-li-át” hay “Ô-đi-xê”, ta được biết đến những người anh hùng mang vẻ đẹp cả về hình thức, nhân cách lẫn sức mạnh. Họ mang tầm vóc lớn lao, phản chiếu những chuẩn mực đạo đức và thẩm mĩ của con người trong từng cộng đồng riêng biệt. Đối với đồng bào Ê-đê, họ cũng có riêng cho mình người anh hùng Đăm-săn. Chàng chiến đấu để bảo vệ sự bình yên và thịnh vượng cho buôn làng, thể hiện ước mơ, khát vọng cao cả của cả một cộng đồng. 

Điều dễ thấy nhất ở nhân vật Đăm Săn chính là vẻ đẹp ngoại hình chuẩn mực, mang những nét phi thường tựa một vị thần. Chàng được miêu tả qua nhiều chi tiết như “Ngực quấn chéo một tấm mền chiền, mình khoác tấm áo chiến, sát bên nghênh ngang đủ giáo gươm”; “Đôi mắt linh lợi như mắt chim ghếch ăn hoa tre”; “bắp chân to bằng xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ”; “hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy”. Hàng loạt phép so sánh được sử dụng, kết hợp cả với biện pháp nói quá khiến hình tượng người anh hùng Đăm Săn hiện lên cùng phong thái phi thường, mạnh mẽ và nổi bật. 

Chính với vẻ đẹp ngoại hình nổi trội như vậy, sức mạnh của chàng Đăm-săn cũng phải hơn người. Trước tiên chính là sự tự tin. Đối đầu với kẻ thù lớn mạnh như Mtao Mxây, chàng chẳng có chút run sợ nào. Đăm Săn thậm chí còn nhường cho Mtao Mxây ra đòn trước, bản thân chỉ bình thản mà nhìn hắn múa khiên. Rồi, màn múa khiên của Đăm Săn đã thể hiện tài năng cũng như sự phi thường của một người anh hùng thực sự. “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”; “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”; “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”; “Khi chàng múa chạy nước kiệu, ba quả núi lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”;... Chỉ vài nét miêu tả đơn giản như vậy thôi, độc giả đã thấy được cái hơn người của Đăm Săn. Tài nghệ ấy dường như sánh ngang được với các vị thần, khiến kẻ địch phải khiếp sợ. Thậm chí, chàng còn có thêm sự trợ giúp của ông Trời. Điều này càng chứng minh Đăm Săn là “người được chọn”, là vị anh hùng mà nhân dân đặt niềm tin vào. 

Bên cạnh đó, người anh hùng Đăm Săn còn nổi bật với nhân cách và lí tưởng cao đẹp. Chàng chủ động đến tận nhà Mtao Mxây khiêu chiến để đòi lại vợ, chẳng thèm đánh lén khi kẻ thù chưa có sự chuẩn bị. Phẩm chất anh hùng của Đăm Săn còn thể hiện khi chàng chiến thắng Mtao Mxây rồi quay lại bày tỏ sự thiện chí, tấm lòng cao thượng với tôi tớ nhà Mtao Mxây. Khoảng cách bạn - thù đã được hóa giải bằng tình yêu thương, sự vị tha của người anh hùng. 

Trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, ta được thấy hàng loạt những chi tiết hư cấu, kì ảo. Đây vừa là đặc trưng của thể loại văn học dân gian, vừa góp phần làm nổi bật hình tượng người anh hùng đầy khí chất cũng như những ước mơ, khát vọng cao cả của người dân Ê-đê khi xưa. Đăm Săn mang sức mạnh sánh ngang thần linh, hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý mà nhân dân gửi gắm. Đồng thời, các biện pháp tu từ cũng được kết hợp linh hoạt với lối miêu tả chân thực, giản dị, khiến hình tượng người anh hùng hiện lên càng gần gũi, thân thuộc. 

Tóm lại, qua đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, ta đã thấy được vẻ đẹp về ngoại hình, sức mạnh cũng như lí tưởng, nhân cách của chàng Đăm Săn. Từ đây, các thế hệ sau cũng càng hiểu hơn về quan điểm nghệ thuật, thẩm mĩ của đồng bào Tây Nguyên khi xưa.

3. Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, mẫu số 3:

Từ bao đời nay, người Ê-đê đã cùng quây quần bên bếp lửa, nghe không biết chán từ đêm này sang đêm khác khen Đăm Săn bài ca về người tù trưởng anh hùng của dân tộc mình với những chiến công hiển hách trong xây dựng phát triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao kẻ thù hung hãn. Trong những chiến công lẫy lừng ấy, ngất ngây lòng người vẫn là đoạn Đánh thắng Mtao Mxây, chứng tỏ tài năng, bản lĩnh, lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh vô địch của Đăm Săn.

Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây (tù trưởng sắt) đã cướp Hơ-Nhị – vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng. Đánh thắng Mtao Mxây là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu với kẻ thù để giành lại người vợ chứng tỏ sự hùng mạnh của Đăm Săn. Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và cũng có sức mạnh phi thường không kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy rõ sự tương phản giữa Đăm Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại của Mtao Mxây. Đó chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.
Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng. Hình ảnh Đăm Săn cùng những bạn bè đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực: Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sócằ Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm Săn, dù ngôn ngữ sử thi miêu tả Mtao Mxây cũng rất đẹp, rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước Đăm Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát: Đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé. Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù tư thế đàng hoàng của mình: Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ. Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là.

cam nhan ve nhan vat dam san trong chien thang mtao mxay

Những bài văn Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây hay nhất

Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc chiến đấu giữa, hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng cùa buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc, lộp cộp như tiếng những quả mướp đập vào nhau, còn Đăm Săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: Một bước nhảy, chàng vượt qua mây đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt Mtao Mxây. Sức mạnh Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực tăng lên gấp bội.

Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu quí. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giáp của Mtao Mxây. Khi không còn áo sắt, hắn thật thảm hại và hèn nhát, hắn lần lượt chạy trốn vào chuồng heo, chuồng trâu, khi sắp chết lại buông ra những lời hèn nhát. Ông trời chỉ đóng vai trò hỗ trợ Đăm Săn, còn chính chàng mới là người kết liễu kẻ thù, đòi lại danh dự, cướp lại người vợ được Trời tác thành. Giết Mtao Mxây, chính nghĩa thuộc về Đăm Săn. Chiến thắng được tôn vinh cùng với việc Đăm Sàn được sở hữu tất cả tài sản, dân làng, tôi tớ của hắn. Quyền sở hữu này là đặc trưng gắn với thời kì chuyển từ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, làm nên vinh quang của người anh hùng. Bởi thế hình ảnh trong sử thi được mô tả với qui mô hoành tráng, mọi người tình nguyện theo Đăm Săn đông như bầy hươu nai, lố nhố như đàn kiến cánh, như bầy kiên đen, như đàn mối trắng. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiêng núm, chiêng bằng – của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.

Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công cũng phải có một lễ ăn mừng chiến thắng thật kì vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu muôn người như một, bởi chàng đem lại niềm vinh quang chiến thắng, đem lại sự bình yên cho bến nước buôn làng. Lễ cúng mừng chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh xứng đáng: Hãy lấy bảy chum rượu, bảy con trâu đực, bảy con heo thiến đế cúng cho Đăm Săn này đã chiến thắng Mtao Mxây, để ta được như cây cổ thụ cao vút. Dấu ấn tâm linh sau chiến thắng cho thấy Trời đứng về phía Đăm Săn. Không khí hội còn náo nức tưng bừng với chiêng trỏng vang lừng khiến vỡ cả sàn nhà, làm bay mái tranh lợp nhà, con khỉ con vượn mãi nghe mà quên đi hái trái cây, những con voi và con tê giác cũng phải lắng nghe mà quên cả cho con bú. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đàm Săn – tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình đến hành dộng: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống một cái chiêng, uồng rượu không bao giờ say, ăn uống không bao giờ thây no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi đã so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: Oai linh vang đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây. Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: Và người ta bàn tán không cùng, rằng Đăm Săn quả thật là một tù trưởng dũng cảm, không bao giờ chịu lùi bước. Chàng ta mang chăn choàng trên vai, tay đeo vòng, cầm gươm chạm trỗ sắc bén… Đăm Săn hùng cường ngay từ trong lòng mẹ, vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến thế.

Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho bến nước. Lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Sử thi anh hùng Đăm Săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê-đê, thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp một đi không trở lại.

------------------ HẾT BÀI 1 ------------------

Cùng với việc tìm hiểu bài văn mẫu nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây, để hiểu thêm về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, ý nghĩa sâu sắc trong sử thi của dân tộc Ê - đê, các em có thể tham khảo bài mẫu Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật Chiến thắng Mtao MxâyPhân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao MxâyDàn ý so sánh lời nói, cử chỉ, hành động của hai nhân vật Đam Săn và Mtao Mxây,...

4. Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, mẫu số 4:

Trong quá trình lao động sản xuất nhân dân ta đã sáng tác được ra những câu chuyện những tác phẩm tuyệt vời kể về cuộc đời, số phận chiến công của các tù trưởng anh hùng như Đam San, Đăm Di, Xinh Nhã, … được đánh giá cao và có tầm ảnh hưởng lớn đối với người đọc. Truyện Đăm Săn là một tác phẩm như thế và đây cũng là một trong những tác phẩm sử thi của dân tộc Ê đê Tây Nguyên và là một trong những tác phẩm hay nhất trong kho tàng dân tộc Việt Nam. Tác phẩm nói về người tù trưởng mang tên Đăm Săn cũng chính là câu chuyện về cộng đồng thị tộc Ê đê trong buổi đầu lịch sử. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Đam San có vẻ đẹp toàn diện từ ngoại hình, lời nói, hành động đến nhân cách và lí tưởng sống.

Sử thi là thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian, có quy mô lớn, ngôn ngữ có vần nhịp, hình tượng hào hùng hoành tráng, kể về những biến cố trọng đại của cộng đồng, lưu truyền bằng phương thức hát – kể khan. Sử thi có hai loại là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Sử thi Đam San là sử thi anh hùng tiêu biểu nhất của các dân tộc Tây Nguyên. Tác phẩm đã tái dựng lại đời sống đầy biến động của cộng đồng người Ê đê cổ đại qua hàng loạt những chiến công của người anh hùng Đam San: đánh thắng các tù trưởng Sắt, Kên Kên, mở mang buôn làng, chặt cây Sơmuk, bắt ông Trời phải làm theo mình, chinh phục nữ thần mặt trời, … Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (SGK Ngữ văn 10 ) nằm ở giữa tác phẩm, kể về chiến công Đam San đánh thắng tù trưởng Sắt cứu vợ, bảo vệ thành công sự ấm no, hòa bình của buôn làng. Trong Đoạn trích, Đăm Săn đã tỏ rõ mình là người anh hùng qua việc khiêu chiến, giao chiến trong bốn hiệp, chiến thắng Mtao Mxây, thuyết phục tôi tớ Mtao Mxây theo mình và ăn mừng chiến thắng.

Trước hết, Đăm săn là người có vẻ đẹp ngoại hình hoàn mĩ theo quan niệm của người Ê đê cổ đại. Vẻ đẹp của chàng được miêu tả bằng những mĩ từ trang trọng, giọng điệu sùng kính, thái dộ ngưỡng mộ, tự hào. Đam San có giọng nói hào sảng, vang dộng khi ra lệnh cho tôi tớ chuẩn bị lễ vật cúng thần, mời tất cả buôn làng, ra lệnh đánh chiêng trong khắp buôn. Chàng có hình dáng phi thường, vạm vỡ, khẻo đẹp, đậm chất tự nhiên Tây Nguyên. Tóc chàng dài thả xuống đầy cái nong hoa; bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ, sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm, mắt long lanh như chim ghếch ăn hoa tre. Trang phục của chàng oai nghiêm, thể hiện sức mạnh, uy quyền và sự giàu có: ngực quán chéo một tấm mền chiến, khoác tấm áo chiến, có đủ gươm giáo. Chàng nhiều của cải, sung túc, có chiêng đống, voi bầy, la nhiều, bạn bè như nêm như xếp, các tù trưởng khác khiêng lễ vật đến kết thân, cả thần linh cũng biết tiếng tăm của chàng. Chàng là niềm tự hào của cả bộ tộc. Vẻ đẹp của chàng hoang dã, gần tự nhiên. Sự giàu có, phồn vinh của chàng cũng là sự hùng mạnh của buôn làng.
Trong cuộc giao chiến, tài năng, phẩm chất anh hùng của Đam San thể hiện rõ nhất trong cuộc giao chiến với Mtao Mxây, trong tư thế đối lập hoàn toàn với kẻ thù. Đam San chiến dấu với Mtao Mxây nhằm mục đích chính đáng là cứu vợ bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ danh dự cá nhân và cộng đồng, bảo vệ giữ gìn sự bình yên, phồn thịnh của buôn làng, đều là lẽ đúng, đứng ở bên chính nghĩa.

phan tich hinh tuong nhan vat dam san

Bài Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây có dàn ý

Khi giao chiến, Đăm Săn được miêu tả trong thế so sánh với Mtao Mxây. Tác giả dân gian thường miêu tả Mtao Mxây trước để làm nền tôn vinh tài năng, sức mạnh của Đam San. Cuộc chiến diễn ra trong bốn hiệp. Hiệp 1, Đăm Săn nhường kẻ thù múa khiên trước; hiệp 2: cả hai cùng múa khiên, Mtao Mxây chém trượt Đam San; hiệp 3 Đam San đớp được miếng trầu của vợ, đâm trúng Mtao Mxây nhưng hắn không chết; hiệp 4: ông Trời mách nước Đam San giết được kẻ thù. Vẻ đẹp Đam Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Đam San chủ động tự tin khiêu chiến, đến tận chân cầu thang nhà Mtao Mxây thách đấu mặc dù kẻ thù có lợi thế đất nhà, giàu có, được trang bị vũ khí tinh xảo, có bề ngoài uy nghi đáng sợ. Tù trưởng Sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng. Hình ảnh Đam Săn cùng những bạn bè đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực “Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường”. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đam Săn, dù ngôn ngữ sử thi miêu tả Mtao Mxây cũng rất đẹp, rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước Đam Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát “đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé”. Đáp lại, Đam Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù bằng tư thế đàng hoàng của mình: “Tao không thèm đâm mày trước lúc mày xuống! Ngay con heo nái nhà mày tao cũng có thèm chém đâu!”.

Trong cuộc giao chiến, bất cứ lúc nào Đăm Săn cũng tỏ ra chủ động, tự tin, bình tĩnh, dũng mãnh, chiến đấu kiên cường, hành động kiên quyết. Chàng múa khiên rất khỏe, đẹp, nhanh: một lần xốc tới vượt một đồi tranh, một lần xốc tới vượt một đồi lồ ô, vun vút qua phía đông, phía tây; múa khiên như gió bão gió lốc, khiến chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụi, khiến ba lần quả núi rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Nghệ thuật cường điệu đã cho thấy sức mạnh và tài năng phi thường của Đăm Săn.

Đăm không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu quí. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Sang hiệp thứ hai hắn đã đuối sức và cầu cứa Hơ Nhị ném cho hắn một miếng trầu nhưng cô đã không ném cho hắn mà ngược lại là dành cho chồng. Nhận được miếng trầu từ tay vợ sức mạnh của Đăm Săn càng tăng lên gấp bội chàng múa khiên như gió bão như lốc “núi ba lần rạn nứt ba đồi tranh bật rễ” cây giáo thần của Đăm Săn nhằm vào đùi, vào người Mtao Mxây mà phóng tới, mà đâm vào nhưng không thủng. Trận chiến đã lên đến đỉnh điểm khiến Đăm Săn thấm mệt. Bước sang hiệp giao đấu thứ hai, Đăm Săn vừa chạy, vừa mộng thấy ông trời, rồi được ông trời chỉ dẫn. Sáng tạo nên chi tiết kì ảo thú vị này, tác giả dân gian đã huyền thoại hóa người anh hùng sử thi để ca ngợi của chàng. Việc Đăm Săn được ông trời giúp đỡ không hạ thấp tài năng của chàng mà trái lại càng tăng thêm thanh thế uy danh của Đăm Săn. Nó chứng tỏ cuộc chiến của chàng là cuộc chiến chính nghĩa nên được thần linh trợ giúp. Tuy nhiên, ông trời cũng chỉ là người mách nước còn quyết định vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hành động trực tiếp của Đăm Săn. Bừng tỉnh sau lời “cố vấn” của ông trời, Đăm Săn càng nhanh nhẹn, quyết liệt và dứt khoát. Nhanh như chớp chàng “chộp ngay... kẻ địch” khiến cho “cái giáp của Mtao Mxây... loảng xoảng”. Hắn thảm bại, chạy trốn cầu xin Đăm Săn nhưng Đăm Săn không hề khoan nhượng. Chàng kể tội, kết án kẻ thù rồi “đâm phập... ngoài đường”. Hành động đó của chàng không hề thể hiện Đăm Săn là một kẻ dã man, khát máu, nó là lối hành xử quen thuộc, thường thấy ở các thủ lĩnh anh hùng thời cổ đại khi kẻ thù xúc phạm tới danh dự, điều thiêng liêng, cao quý nhất của họ.

Trái hẳn với Đăm Săn, Mtao Mxây rất kém cói, hèn nhát. Lúc đầu hắn huyênh hoang tự nhận mình là học trò của thần Rồng, là tướng quen đi xéo nát đất thiên hạ nhưng khi giao chiến thì hắn múa khiên lạch xạch như quả mướp khô, được nhường đánh trước thì đâm trượt Đam San, khi yếu thế thì chạy trốn quanh chuồng lợn, chuồng trâu, khi bị thua thì cầu xin giữ lại tính mạng.
Trong đoạn giao chiến, Đam San hiện lên là người anh hùng tài giỏi, quả cảm, giàu tinh thần thượng võ, Đăm Săn chính là kết tinh sức mạnh, vể đẹp, y chí, khát vọng của cả cộng đồng. Ngôn ngữ tả hành động chiến đấu của Đam San giàu nhịp điệu, hình ảnh, chất thơ, sử dụng nhiều phép so sánh cường điệu, liệt kê trùng điệp dày đặc.

Sau khi chiến thắng, Đam San không tiến hành giết chóc đẫm máu mà thuyết phục, kêu goi tôi tớ của Mtao Mxây theo chàng. Thái độ kêu gọi của chàng rất nhiệt thành, tận tình, vồn vã, thuyết phục ba lần, chàng trực tiếp đến gõ cửa từng nhà để kêu gọi. Lời kêu gọi thể hiện lý‎ tưởng anh hùng của Đăm Săn: thống nhất các buôn làng, khát vọng hòa bình, phồn vinh, giàu mạnh, thống nhất lợi ích cá nhân chàng và lợi ích của cả buôn làng. Đáp lại lời kêu gọi của Đăm San, tôi tớ của Mtao Mxây nô nức đem theo của cải về với chàng. Điều đó thể hiện uy tín của Đam San với cộng đồng, khát vọng hòa bình, giàu mạnh của chàng phù hợp với nguyện vọng chung của dân làng cũng như người Ê đê cổ đại.
Kết thúc trân đấu chàng về bản tổ chức ăn mừng. Lễ ăn mừng chiến thắng là một chuỗi những ngày hội dài “kéo dài hết mùa khô” và được tổ chức: linh đình và sang trọng; đông vui, nhộn nhịp; với đầy đủ phong tục tập quán của đồng bào Ê đê Tây Nguyên. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đăm Săn – tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình đến hành động: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống một cái chiêng, uống rượu không bao giờ say, ăn uống không bao giờ thấy no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi đã so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: “Oai linh vang đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây”.

Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: “Và người ta bàn tán không cùng, rằng Đam Săn quả thật là một tù trưởng dũng cảm, không bao giờ chịu lùi bước. Chàng ta mang chăn choàng trên vai, tay đeo vòng, cầm gươm chạm trổ sắc bén…Đăm Săn hùng cường ngay từ trong lòng mẹ”. Vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến thế! Và lần ăn mừng bấy giờ cũng là khúc khải hoàn ca của bộ tộc Đăm Săn cho ta thấy sự phát triển, giàu có, hùng mạnh của bộ tộc Đăm Săn sau khi chàng giành chiến thắng. tô đậm và khắc sâu ý nghĩa thời đại của chiến tranh bộ tộc trong sự phát triển của cộng đồng.Với ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh giàu nhạc điệu cùng phép so sánh và cường điệu độc đáo, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, chất thơ, nhạc điệu, lời kể hấp dẫn qua chiến công của Đăm Săn tác phẩm đề cao hình tượng oai phong dũng mãnh đề cao tài năng đề cao hạnh phúc gia đình tha thiết với cuộc sống phồn vinh bình yên của cộng đồng của người anh hùng Đăm Săn qua đó làm nổi bật phẩm chất khát vọng cao đẹp của người xưa.

Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đam Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho bến nước. Lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Sử thi anh hùng Đăm Săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê Đê, thành di sản quí báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp “một đi không trở lại”.

5. Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, mẫu số 5:

Đoạn trích “Chiến thắng Mtao-Mxây” không khép lại bằng cái chết mà là sự tưng bừng của chiến thắng, sự lớn mạnh của một cộng đồng và uy danh vang dội của người anh hùng Đăm Săn. Người anh hùng sử thi là trọng tâm miêu tả của bức tranh hoành tráng. Tầm vóc lẫn chiến công của chàng trùm lên toàn bộ chiến công, toàn bộ thiên nhiên và xã hội Ê đê.

Trong quan niệm của người dân tộc Ê đê, cuộc chiến từng đóng vai trò là “bà đỡ lịch sử” khiến cho cộng đồng ngày càng phát triển, ngày càng có cuộc sống ấm no, thịnh vượng. Trong sự phát triển ấy, người anh hùng có vị trí hết sức lớn lao tầm cỡ. Sau mỗi chiến công của người anh hùng là một lễ ăn mừng hoành tráng của cộng đồng để suy tôn, ca ngợi cũng như thể hiện niềm vui về sự no đủ, đông đúc mỗi ngày.
Sau chiến thắng oanh liệt trước tù trưởng Mtao-Mxây, Đăm Săn đã trở thành người anh hùng giàu có, hùng mạnh nhất. Tôi tớ theo về “đặc như bầy cà tong”, của cải đưa về “nhiều như ong đi chuyển nước”. Tràn ngập trong niềm vui, Đăm Săn đã cho toàn bộ tộc ăn mừng chiến thắng. Tiếng tuyên bố mở hội dõng dạc vang vọng của chàng khiến cho khắp rừng núi âm vang trong không khí háo hức. Cả cộng đồng người Ê-đê và ngừơi Ê-ga được tái hiện sinh động đầy sức sống. Và sừng sững trong xã hội ấy, là nét đẹp vừa hoành tráng, vừa lãng mạn của người anh hùng Đăm Săn.

Nét đẹp được ghi nhận trước tiệc của Đăm Săn trong lễ ăn mừng chính kà nét đẹp về ngoại hình và sức mạnh. Chàng được miêu tả với vẻ đẹp và sức mạnh của một vị thần. Người Ê-đê, Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước. “Mình quấn chéo một tấm mền chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghêng ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như chim, bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc”. Bằng nghệ thuật miêu tả, so sánh gần gũi, cụ thể với nhiều chi tiết hết sức sinh động, kết hợp với nghệ thuật ttì hoãn sử thi và cách nói phóng đại sử thi, người dân Tây Nguyên đã biến người anh hùng của họ thành một vị thần với tất cả sức mạnh hội tụ từ núi rừng, vũ trụ. Sức mạnh của chàng được so sánh với những gì mạnh nhất, đẹp nhất của thiên nhiên. Vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ, trải qua bao cuộc chiến, Đăm Săn đã lớn lên và trở thành chiến thần. Chàng có tất cả vẻ đẹp cũng như sức mạnh của thần linh qua trí tưởng tượng bay bổng kì diệu và lòng mến yêu vô hạn của người Tây Nguyên. Không chỉ có sức mạnh dũng mãnh chàng còn có vẻ đẹp lãng mạn: “chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa, đầu đội khăn nhiễu, vai mang mũ hoa, chàng ăn không biết no, uống không biết say, trò chuyện không biết chán”. Toát lên từ câu chữ một chàng Đăm Săn hoà đồng vui vẻ. Không hề phân biệt địa vị cao thấp giàu hèn. Đăm Săn là biểu tượng cho hài hoà giữa cái đẹp dữ dội của núi rừng, vũ trụ với cái đẹp êm ả lãng mạn của tâm hồn người Tây Nguyên. Cái đẹp ấy vừa có sự cao cả, kì vĩ của người anh hùng lại vừa có nét kì diệu, đậm đà bản sắc Tây Nguyên.

phan tich nhan vat dam san trong doan trich chien thang mtao mxay

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng  Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây

Không chỉ hiện lên với vẻ đẹp của sức mạnh và hình thể, Đăm Săn còn hiện lên trong lễ ăn mừng, ở vẻ đẹp của lòng tôn kính tổ tiên, thần linh, lòng hiếu khách, một tâm hồn thuỷ chung, phóng khoáng rộng rãi.
Sau chiến thắng, Đăm Săn không quên sai tôi tớ làm lễ cảm tạ tổ tiên và thần linh đã giúp cho chàng chiến thắng, đã giúp bộ tộc của chàng ngày một vững mạnh giàu có. “Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu, rượu năm ché, trâu bảy con để dâng thần, rượu bảy ché, lợn thiến bảy con cầu cho ta được bình yên vô sự, nạn khỏi tai qua, lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp”. Cách Đăm Săn sai tôi tớ sắm đồ lễ cúng tế chứng tỏ lòng thành kính sâu sắc với thần linh, tổ tiên của chàng. Nó cũng chính là tiếng nói tín ngưỡng của cả cộng đồng dân tộc Ê đê.

Sau khi làm lễ tạ khấn thần linh, tổ tiên Đăm Săn đã mời tất cả anh em, bạn bè, tôi tớ ăn uống: “hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta, chúng ta sẽ mở tiệc ăn mừng năm mới…”. Tiếng mời chào sang sảng như chính tấm lòng hào hiệp của chàng Đăm Săn. Chàng đã thiết đãi bạn bè, dân làng bằng những vật chất đầy đủ sang trọng, bằng niềm vui thân ái, khiến cho “cả một vùng nhão ra như nước” vui tới mức “lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng, ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài bãi thì kêu inh ỏi suốt ngày đêm”. Bạn bè của chàng đông đúc: “Các cô gái đi lại vú đụng vú, các chàng trai đi lại ngực đụng ngực”. Không khí ăn mừng như thế này bây giờ mới có. Bởi bây giờ người Ê đê mới có người thủ lĩnh anh hùng dũng cảm, hào hiệp đến thế. Đó chính là niềm tự hào sâu sắc của người dân Ê đê về vị tù trưởng Đăm Săn.

Cách xây dựng hình tượng đẹp đẽ lớn lao của người anh hùng trong không khí đông vui nhộn nhịp, lớn mạnh của cộng đồng là một đặc điểm nổi bật của sử thi Tây Nguyên. Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua người anh hùng ta thấy được sự phát triển, ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng Ê đê – một biểu hiện quan trọng của ý thức dân tộc.
 

6. Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, mẫu số 6

Sử thi là một thể loại hay trong văn học Việt Nam. Thể loại này thường viết về những người anh hùng có sức mạnh không tưởng, giúp đỡ người dân đánh đuổi người tàn bạo hay yêu quái, giành lại công bằng cho họ. Hình tượng nổi tiếng nhất trong sử thi nước nhà chính là nhân vật Đăm Săm trong tác phẩm cùng tên.

Chi tiết Hơ Nhị bị bắt cóc, việc Đăm Săm đi cứu nàng và thách thức Mtao Mxay đã làm rõ lên sự dũng cảm, gan dạ, kiên cường của người ánh hùng này. Trong lần múa kiếm với Mtao Mxay, cho dù hắn có kiêu ngạo và được múa kiếm trước để thị uy nhưng Đăm Săm vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, lí trí. Đây chính là một ưu điểm của chàng. Đối diện với một đối thủ mạnh, sự gan dạ của người anh hùng thể hiện qua thái độ lạnh lùng, không hề lo sợ mà cũng rất điềm nhiên. Điều này vừa thể hiện được thực lực và cái uy của chàng, vừa khiến cho đối phương phải chột dạ, không đoán được việc tiếp theo chàng làm là gì. Những câu văn tiếp theo mô tả cuộc chiến đấu đã thể hiện tài năng của Đăm Săm. Từng đường múa kiếm như đang khắc rõ những nét tính cách của chàng: Trầm ổn, mạnh mẽ, lí trí, và cực kì oai phong. Chắc hẳn, đây sẽ là cảnh tượng tuyệt vời dành cho những người chứng kiến và cũng là khoảnh khắc giúp người anh hùng vang danh bốn phương, ghi tên mình vào sử sách. 

bai van cam nhan ve ve dep cua nhan vat dam san trong chien thang mtao mxay

Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây đầy đủ, chi tiết

Khi chiến thắng trở về, hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong cách đối xử với dân làng được hiện lên rõ ràng. Dân làng đã dành niềm tin tưởng tuyệt đối cho chàng, và chàng không khiến mọi người phải thất vọng. Chàng trở về với niềm chiến thắng, trong sự hô vang tên mình của những người xung quanh. Đây có lẽ là niềm hạnh phúc nhất đối với những người anh hùng sử thi, khi họ đã chiến đấu và chiến thắng trở về, họ được sống trong niềm tôn kính, ngưỡng mộ và sùng bái của dân làng. Những cuộc chiến đấu đó không chỉ mang lại nhiều những điều vẻ vang và hạnh phúc đối với cuộc sống Đăm Săm mà còn tạo nên nhiều giá trị truyền thống, làm nổi bật l niềm tự hào vô bờ bến đối với những vị anh hùng của đất nước.

Hình tượng của những người anh hùng này không chỉ dừng lại ở cuộc chiến đấu với Mtao Mxây mà nó còn có trong những giây phút vẻ vang trước dân làng, những lời đối thoại đó đã làm cho hình dáng và phẩm chất của anh hùng này được nâng cao. Đăm Săn là một vị anh hùng dũng cảm và hết lòng vì dân chúng, chàng là một niềm tự hào trong thể loại sử thi của dân tộc ta. 

7. Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, mẫu số 7

Văn học dân gian Việt Nam, bên cạnh những bài ca dao trữ tình sâu lắng, bên cạnh những làn điệu chèo mượt mà làm mê đắm lòng người... còn có những áng sử thi hào hùng thể hiện sức mạnh và trí tưởng tượng tuyệt vời của con người. Người anh hùng Đăm Săn trong sử thi Đăm Săn qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây đã để lại trong lòng người đọc lòng yêu mến, khâm phục xen lẫn niềm tự hào về vẻ đẹp của sức mạnh thể chất, trí tuệ và tâm hồn cha ông tiên tổ của mình.

Đăm Săn là một tù trưởng giàu có và đầy sức mạnh. Bị Mtao Mxây cướp mất vợ, lòng tự trọng của một người con núi rừng, lòng tự trọng của một người tù trưởng đã cho chàng sức mạnh để đến nhà Mtao Mxây thách chiến. Trong cuộc chiến gay cấn và khốc liệt ấy, lòng dũng cảm, sự mưu trí và sức mạnh thể chất phi thường của người anh hùng Đăm Săn khiến bất cứ ai cũng cảm thấy khâm phục.
Mtao Mxây cũng là một tù trưởng giàu có và mạnh mẽ. Chính Đăm Săn cũng cũng thừa nhận Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả thật là đẹp và trông hắn dữ tợn như một vị thần. Với một tù trưởng như vậy, giao chiến với hắn ngoài chiến trường đã là một khó khăn, giao chiến tại nhà của hắn lại là một thử thách lớn hơn. Nhưng Đăm Săn đã dám “vào hang cọp” để đòi lại người vợ, đòi lại danh dự của mình. Chàng đến nhà Mtao Mxây thách thức “ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy”, rồi hết lời khinh bỉ, mỉa mai cốt dụ hắn ra khỏi nhà để giao chiến. Sự can đảm đó thật hiếm có.

Con người chàng cũng thượng võ vô cùng. Kẻ thù không dám xuống thang bởi lẽ hắn sợ chàng đâm khi đang đi xuống. Khi Mtao Mxây đi xuống thang chính là lúc hắn sơ hở nhiều nhất. Những kẻ cơ hội, hèn hạ thường lợi dụng lúc ấy để tấn công kẻ thù (bản thân Mtao Mxây có lẽ cũng là một kẻ như vậy, nếu không tại sao hắn nghĩ đến việc Đăm Săn sẽ làm như vậy với hắn). Nhưng Đăm Săn thì khác. Chàng nói: “đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là, đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng ta cũng không thèm đâm nữa là”. Tinh thần ấy chỉ có thể có ở một tâm hồn cao thượng và một sức mạnh vững vàng.

cam nhan ve nhan vat dam san

Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong Chiến thắng Mtao Mxây lớp 10, tuyển chọn

Bước vào trận chiến, người đọc lại càng thêm khâm phục tài năng và sức mạnh của vị tù trưởng đầu đội khăn kép, vai mang túi da này. Trong khi Mtao Mxây múa khiên lạch xạch như quả mướp, hắn lại được cậu, được bác, được Thần Rồng dạy múa khiên đánh võ thì Đăm Săn tự học tất cả. Vậy mà chàng đã tự rèn cho mình một sức mạnh và tài năng làm trời long núi lở. Đăm Săn múa khiên một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh... vượt một đồi lồ ô, chàng chạy vun vút... Chàng không chỉ mạnh mẽ về thể chất mà còn nhanh trí vô cùng. Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho miếng trầu, hắn chưa kịp đớp lấy Đăm Săn đã nhanh hơn đón được từ đó sức mạnh của chàng tăng lên gấp bội. Người anh hùng toàn tài toàn trí không khỏi khiến lòng ta trầm trồ thán phục.

Sự tài giỏi, trí lực của Đăm Săn đâu chỉ được người người yêu mến. Con người ấy còn được thần linh hết lòng giúp đỡ. Sự thần thánh hoá chi tiết Đăm Săn được Trời giúp diệt Mtao Mxây cũng chỉ là một cách để bày tỏ lòng yêu mến con người phi phàm này.
Giết chết Mtao Mxây, Đăm Săn không giết chóc thêm ai. Chàng thể hiện sự đôn hậu, nhân ái trong tiếng gọi tôi tớ kẻ thù về với mình. Kẻ mạnh thường khiến người khác phải sợ nhưng ở đây, trong đoạn trích này, sức mạnh của Đăm Săn lại được yêu mến. Bởi ở Đăm Săn không chỉ có sức mạnh của thể chất mà còn ánh lên vẻ đẹp của sức mạnh trong tâm hồn.

Ở những người anh hùng ngoài chiến trận, sa trường thường toát lên vẻ gân guốc, khô khan và cứng nhắc. Nhưng đến với Đăm Săn ta không khỏi ngạc nhiên, thích thú với vẻ ngoài vừa mạnh mẽ vừa dẹp đẽ của chàng. Mình chàng quấn tấm mền chiến, khoác áo chiến. Chân chàng bắp bằng xà ngang, đùi bằng ống bễ. Mắt chàng sáng long lanh - ánh sáng của trí tuệ, của sức mạnh, của lòng dũng cảm. Và có một chi tiết rất ấn tượng tóc (chàng) thả dài trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa'. Bên cạnh cái đẹp của sự gan góc, can trường ở Đăm Săn vẫn có những nét thật mềm mại, đáng mến.

Yêu mến, khâm phục vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn khiến ta thấy tự hào, trân trọng hơn về cha ông, về quá khứ của tổ tiên người Ê đê. Hình ảnh của những Đăm Săn, Xinh Nhã... đã dựng dậy một thời kì xa xưa âm vang tiếng cồng chiêng, vang vọng tiếng voi gầm... và vang dội tiếng những con người anh hùng đi mở đất cho cộng đồng, dân tộc.

--------------- HẾT ---------------

Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Đăm Săn là đề văn quan trọng mà các em cần lưu tâm trong chương trình học Ngữ Văn lớp 10. Tiếp theo, để ôn tập, chuẩn bị tốt cho các bài học trên lớp, các em cần tham khảo bài mẫu phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp qua đoạn trích Uy-lít-xơ trở về, Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng ThuỷHãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện Tấm Cám,... Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) nhằm chuẩn bị cho bài học này.

https://ift.tt/IBPZl2j

Từ khoá liên quan:

Cam nhan ve ve dep cua Dam San

, cam nhan cua em ve ve dep cua Dam San, dan y Cam nhan ve ve dep cua Dam San,

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét